Các loại giấy in được sử dụng trong ngành in ấn hiện nay
Bí quyết để tạo nên một sản phẩm in ấn chất lượng là lựa chọn loại giấy phù hợp. Thị trường ngày nay cung cấp đa dạng chất liệu các loại giấy in, mỗi loại đều sở hữu những thế mạnh riêng, đặc điểm, định lượng và khả năng bám mực riêng, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Vì vậy xưởng In Việt Nhật cung cấp thông tin tổng hợp phù hợp với sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Giấy Ford (Giấy Fort)
Giấy ford là loại giấy không tráng phủ, có bề mặt mịn và không bị chói sáng. Giấy fort được sản xuất theo phương pháp hóa nghiền để loại bỏ lignin do đó mặt giấy khó bị ố vàng. Đây là lựa chọn phù hợp cho việc in ấn, viết tay và lưu trữ các tài liệu trong thời gian dài nhờ khả năng giữ màu sắc ổn định.
Giấy ford có 2 loại chính dựa trên màu sắc:
- Giấy ford trắng: có độ trắng cao từ 68% trở lên, được sử dụng nhiều cho in ấn bao thư, giấy tiêu đề, photocopy trong văn phòng, in sách 2 màu.
- Giấy ford vàng (ford thái): có độ trắng thấp hơn 60%, màu vàng nhạt. Loại giấy này thông dụng cho in sách giáo khoa, sách văn học. Giá thành Ford vàng rẻ hơn do công nghệ sản xuất khác.
- Dùng để sản xuất tập, vở, sổ ghi chép
- Dùng để làm bao bì, túi giấy, túi đựng quà tặng
- Sản xuất các ấn phẩm truyền thông như tờ rơi, tờ gấp, in tem nhãn và các ấn phẩm khác.
- Là chất liệu giấy phổ biến của nhiều loại sách, tiểu thuyết và giáo trình.
Giấy Couche
Giấy couche (còn gọi là giấy C hoặc couches) là loại giấy có bề mặt được phủ một lớp cao lanh hoặc polyme hỗn hợp nhằm làm cho bề mặt trở nên bóng mượt và giảm độ hút mực. Có chứa các thành phần chính như kaolinite, canxi cacbonat, bentonite và talc. Nhờ có lớp phủ bề mặt này nên giấy couche có khả năng chống thấm nước và chống ẩm tốt hơn so với các loại giấy thông thường.
Giấy couche có 2 loại chính gồm giấy couche bóng và couche mờ:
- Giấy couche bóng (Gloss couche): có bề mặt láng mịn và bắt sáng tốt. Loại giấy này thường được sử dụng trong máy in Offset. Tuy nhiên bề mặt bóng không thể viết trực tiếp lên được.
- Giấy couche mờ (Matt couche): có bề mặt mịn mờ, thường dùng để in tạp chí, sách báo mang lại trải nghiệm đọc thoải mái hơn, không bị mỏi mắt khi nhìn lâu. Loại giấy này có thể viết và in trực tiếp lên bề mặt bằng mọi loại mực. Tuy vậy giá thành cao, chỉ áp dụng trong phạm vi giới hạn về kích cỡ và khối lượng.
Giấy couche có nhiều định lượng phổ biến phù hợp cho từng nhu cầu cụ thể:
- Giấy C300: Dùng để làm các loại danh thiếp là phù hợp nhất
- Giấy C250, C200 thích hợp để làm bìa catalogue hoặc bìa brochure.
- Giấy C150, C120 dùng để làm trang nội dung trong các quyển catalogue hoặc brochure.
Ứng dụng của giấy couche
- Trong quảng cáo và truyền thông, giấy couche được dùng để làm các loại catalogue và brochure.
- In ảnh chụp với chất lượng cao, màu sắc trung thực.
- Tạo các sản phẩm trang trí như poster, tranh ảnh.
- Làm album ảnh, sổ tay, túi giấy đựng quà các thương hiệu lớn, hàng đầu.
Giấy bristol
Giấy Bristol là loại giấy được sản xuất bằng phương pháp ép nhiều lớp giấy vào nhau dưới áp lực lớn, tạo ra độ cứng và độ dày cho giấy. Giấy bristol không được tráng phủ đồng thời bề mặt được cán láng hoàn toàn bằng công nghệ Supercalender. Mặc dù giá thành cao so với các loại giấy in trên thị trường nhưng vẫn được ưa chuộng nhờ độ bền cao, hiệu quả mực in tối ưu, do đó thường được sử dụng cho các mục đích in ấn, vẽ vời cần độ chính xác cao.
Bề mặt của giấy brisol có 2 kiểu là nhẵn mịn hoặc sần nhẹ. Với bề mặt nhẵn mịn giấy rất thích hợp với các loại mực in, trong khi đó bề mặt sần nhẹ lại thích hợp với các loại than chì, phấn.
Giấy Bristol có nhiều định lượng khác nhau như 280 gsm, 250 gsm, 300 gsm, 350 gsm và một số định lượng phổ biến khác, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng.
Ứng dụng giấy bristol
- Làm thiệp cưới, chúc mừng.Các loại bìa sách, tạp chí.
- In tờ rơi, brouchure sản phẩm, dịch vụ, sự kiện. Bảng quảng cáo ngoài trời trong thời tiết khắc nghiệt.
- Làmbìa sách, tạp chí, truyện tranh, các loại thiệp mời triển lãm, ngày khai trương.
- Catalogue sản phẩm, các loại poster
Giấy duplex
Giấy duplex là một loại giấy sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, giấy có hai mặt, trong đó một mặt được phủ bóng và mặt còn lại không phủ bóng. Giấy có độ dày và độ cứng cao, phù hợp để làm hộp đựng sản phẩm cần kết cấu chắc chắn hoặc kích thước lớn. Hai mặt của giấy có thể khác nhau về màu sắc và màu mực in.
Giấy duplex có 2 loại phổ biến gồm
- Loại giấy 1 mặt tráng: Chỉ có 1 mặt được phủ, định lượng dao động quanh 210g/m2.
- Loại giấy duplex 2 mặt tráng: Cả 2 mặt đều được phủ lớp tráng bề mặt, độ dày thông thường trên 250g/m2.
Định lượng phổ biến của giấy duplex thường nằm trong khoảng từ 250 gsm đến 500 gsm, trong đó g/m2 là đơn vị đo định lượng giấy dựa trên trọng lượng của 1 m2 giấy.
Ứng dụng giấy duplex
- Sản xuất bao bì sản phẩm như: hộp đựng bánh kem, hộp đựng mỹ phẩm, hộp thuốc, hộp đựng quà, hộp đựng đồ dùng văn phòng.
- Sản xuất thùng carton, hộp carton có kích thước lớn cần đảm bảo độ cứng cao.
- Sản xuất các ấn phẩm văn phòng như bao thư, bìa hồ sơ nhờ có độ cứng.
Giấy crystal
Giấy crystal là loại giấy có cấu trúc hai mặt. Mặt thứ nhất có bề mặt bóng như được phủ lớp keo nhẹ, trong khi mặt còn lại có bề mặt nhám. Thông thường loại giấy này được sử dụng làm lớp trung gian giữa giấy Duplex và giấy Couche.
Giấy crystal có các loại chính như sau:
- Giấy Crystal Glossy: Bề mặt bóng hoàn toàn, phù hợp in ảnh, catalogue cần chất lượng hình ảnh tốt.
- Giấy Crystal Demi: Một mặt bóng, một mặt mờ, thích hợp in sách, tạp chí hai mặt.
- Giấy Crystal Matte: Bề mặt mờ không bóng, hợp với các ấn phẩm cần yếu tố thẩm mỹ tự nhiên.
- Giấy Crystal Metallic: Có phủ màu kim loại, tạo ánh kim, dùng cho bìa sách, thiệp cưới nhờ vẻ ngoài sang trọng.
Định lượng giấy crystal nằm trong khoảng từ 80 đến 350 gsm. Nhờ độ dày và độ cứng cao hơn, giấy crystal mang lại cảm giác chắc chắn và chuyên nghiệp cho các tác phẩm in ấn.
Ứng dụng của giấy crystal
- Làm hộp giấy, thùng giấy carton
- In các loại decal giấy
Giấy kraft
Giấy Kraft (hay còn gọi là giấy xi măng, giấy nâu) là loại giấy được sản xuất từ bột giấy hóa học của nhiều loại thân cây gỗ mềm khác nhau và được xử lý qua công đoạn kraft. Giấy kraft là một loại giấy tái sinh từ những mẫu gỗ khác nhau nên còn có tên gọi khác là giấy tái sinh, tái chế.
Giấy kraft có các định lượng phổ biến như sau:
- Giấy Kraft mỏng (70-95g/m2): Dùng làm giấy gói, bọc hàng cần độ chắc nhẹ để chống trầy.
- Giấy Kraft vừa (150-170g/m2): Phù hợp túi in, đựng quần áo, giày dép, quà tặng bền hơn.
- Giấy Kraft dày (từ 170g/m2 trở lên): Sử dụng làm thùng carton, giấy bao bì cần độ cứng cáp, chịu lực tốt.
Ưu điểm nổi bật của giấy Kraft trong in ấn:
- Giấy xi măng có khả năng bắt mực và chống thấm nước tốt
- Giấy kraft có độ bền và dẻo hơn giấy thường, là một trong những chất liệu túi giấy, bao bì thực phẩm
- Giá mua giấy xi măng rất rẻ.
- Màu sắc của giấy Kraft tự nhiên tạo cảm giác ấm áp, dịu mắt..
- Giấy không tạo ra các phản ứng hóa học độc hại, độ nhiệt cao.
- Tái sử dụng giấy được nhiều lần nên có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
- Chất liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường xung quanh
Tham khảo thêm: Các loại giấy kraft phổ biến đang được sử dụng
Giấy ivory
Giấy Ivory là loại giấy có hai mặt với đặc điểm khác biệt. Mặt thứ nhất được tráng phủ và bóng mịn nhờ công nghệ siêu cán láng. Mặt còn lại nhám hơn, thuận tiện cho viết tay. Loại giấy này độ cứng, đàn hồi tốt nhờ hai mặt riêng biệt, phù hợp in, viết hay làm nghệ thuật. Giấy ivory được ưa chuộng do độ bền cao, có một mặt cho in tinh tế và một mặt dễ dàng viết tay.
Hiện nay có 2 loại giấy ivory cơ bản gồm:
- Giấy Ivory FBB: Một mặt láng mịn, mặt còn lại màu trắng nhám. Định lượng 210-350gsm. Cứng nên làm bao bì, hộp giấy, bìa sách tốt.
- Giấy Ivory Kraft: Tương tự FBB nhưng mặt sần màu nâu sẫm như giấy Kraft. Định lượng 230-500gsm, dày hơn giấy FBB. Dùng làm bao bì bảo vệ sản phẩm tốt nhờ độ dày.
Định lượng giấy Ivory phổ biến từ 190 gsm đến 400 gsm, trong đó, định lượng 300 gsm, 350 gsm và 400 gsm là được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Công dụng của giấy ivory:
- Sử dụng để đóng gói các sản phẩm thực phẩm, thức ăn nhanh như bánh kẹo, mỳ tôm,…
- Là chất liệu làm bao bì lý tưởng cho các sản phẩm dược phẩm, thuốc men, mỹ phẩm nhờ độ an toàn.
- Làm bìa, thư mục, file hồ sơ cá nhân và văn phòng.
- Làm card visit, thiệp mời, catalogue,..nhờ mặt bóng đẹp.
Giấy decal
Giấy decal là một loại giấy dán tự tính, có lớp keo ở giữa và lớp giấy đế lót bên dưới. Bề mặt của giấy decal láng bóng cho phép in hình ảnh, logo tinh tế và dán giấy lên các bề mặt khác nhau một cách dễ dàng.
Phân loại
- Decal PP: là loại decal làm bằng giấy polypropylene (PP) mờ, dùng trang trí văn phòng nhưng khó vệ sinh do lớp keo dính. Ưu điểm chính là trang trí đơn giản, nhược điểm là khó thay thế khi lớp keo bám dính chặt.
- Giấy Decal màu: là loại decal đa dạng về màu sắc, được in thành ô vuông tiện lợi. Chúng được cán phủ màng bảo bằ mặt trên và làm tăng giá trị thẩm mỹ so với decal thông thường. Ưu điểm của decal màu là có nhiều lựa chọn màu sắc, thuận tiện sử dụng.
- Giấy Decal trắng: là loại decal cơ bản, phù hợp với nhiều ứng dụng in ấn thông thường. Đặc điểm nổi bật của chúng là màu trắng tự nhiên, thích hợp kết hợp với công nghệ in laser tạo nên màu sắc sặc sỡ, ấn phẩm có chất lượng cao.
- Giấy Decal cuộn: là loại decal được cung cấp dưới dạng cuộn giấy, khác với dạng tờ thông thường. Đó là một thiết kế tiện lợi hơn phù hợp với máy in decal tự động, giúp quá trình in và sử dụng trở nên liền mạch, tiết kiệm thời gian hơn so với dùng từng tờ decal thông thường.
- Decal nhựa: loại decal phổ biến được áp dụng cho bao bì, tem sản phẩm nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho khách hàng. Chất liệu nhựa cứng cáp, bền theo thời gian hơn các loại decal thông thường.
Đối với giấy decal, các định lượng thường gặp bao gồm 115gsm, 135gsm, 150gsm và một số mức gsm tương đối. Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn loại giấy decal phù hợp. Ví dụ, giấy decal 115gsm thích hợp cho việc dán trang trí trong nhà, trong khi đó các loại có gsm cao hơn như 150gsm lại đảm bảo bền hơn khi dùng ngoài trời.
Ứng dụng của giấy decal