Giấy carton là gì Thành phần và cấu trúc của giấy carton

Giấy carton hay còn được gọi là bìa carton rất quen thuộc với chúng ta, thường dùng để chứa đựng và đóng gói các loại sản phẩm nông sản, thực phẩm, trái cây, hàng điện tử… đảm bảo chất lượng hàng hóa được vận chuyển an toàn. Với bài viết này, xưởng In Việt Nhật sẽ cung cấp các thông tin như: giấy carton là gì, cấu trúc, quy trình sản xuất, thành phần của giấy carton dưới đây.

1. Giấy carton là gì? Ứng dụng của nó trong đời sống 

Giấy carton là gì? Ứng dụng của nó trong đời sống 
Giấy carton là gì? Ứng dụng của nó trong đời sống

Giấy carton là loại giấy có cấu tạo đặc biệt bởi các lớp giấy và lớp giấy sóng ở giữa với mục đích sản xuất là đóng gói hàng hóa và bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển đồng thời tạo sự dễ dàng cho việc bốc xếp hàng hóa. Sau khi tìm hiểu giấy carton là gì chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ứng dụng của giấy carton trong đời sống hằng hàng như:

  • Đóng gói sản phẩm: dùng cho các sản phẩm như đồ điện tử, nông sản, sản phẩm đóng chai, sách báo…
  • Dễ dàng cho việc vận chuyển và bốc xếp hàng hóa: cấu tạo dạng khối hộp nên có thể sắp xếp lên các phương tiện vận chuyển như ôtô, container,  tàu thủy, tàu hỏa, máy bay…
  • Quản lý hàng hóa: việc đóng gói trong các thùng giấy carton giúp việc quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng và đơn giản hơn, tiết kiệm nhân lực và không gian kho bãi.
  • In ấn và quảng cáo: bề mặt thùng carton có thể in các thông tin như logo, thông tin sử dụng, các cảnh báo hay thông tin sản phẩm, là cách để quảng cáo sản phẩm và thương hiệu đến với khách hàng.
  • Dùng để chứa đựng các loại hàng hóa và bảo vệ hàng hóa khỏi các các động trong quá trình vận chuyển.

2. Thành phần nguyên liệu tạo giấy carton 

Thành phần nguyên liệu tạo giấy carton
Thành phần nguyên liệu tạo giấy carton

Thành phần giấy Carton là gì được làm từ những nguyên liệu chính là: giấy, nhôm và Polyethylene

2.1. Giấy

Để sản xuất giấy carton giấy là nguyên liệu quan trọng nhất, các loại giấy này được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên như gỗ thông, tre, các sản phẩm nông nghiệp như rơm của lúa nước hay lúa mì hay cũng có thể được tái chế từ những loại giấy khác đã qua sử dụng như giấy báo, giấy văn phòng, sách báo cũ., Tùy vào đặc tính của gỗ cũng như chất lượng tái chế của các loại giấy sẽ cho ra các loại giấy carton về độ cứng, độ mịn và màu sắc của giấy.

2.2. Nhôm 

Mặc dù nhôm không phải là thành phần chính và có tỉ lệ rất ít  nhưng nhôm lại là thành phần quan trọng của bìa giấy carton, bảo vệ nó khỏi các tác động thời tiết, tăng độ bền của giấy carton, chống thấm nước, chống dầu và làm bề mặt giấy sáng và bóng hơn, chống ăn mòn tốt. Thành phần giấy carton có thêm nhôm sẽ giúp cho bìa carton không bị nhiễm từ.

2.3. Polyethylene

Để sản xuất giấy carton người ta thường thêm rất nhỏ thành phần Polyethylene là PE hay Polyetylen, đó là một loại nhựa dẻo. Polyethylene tạo được độ cứng và độ dẻo cho các loại giấy carton, tạo nên độ cứng và độ bền của thùng carton. Mặc dù Polyethylene trong giấy carton chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng cũng giống như nhôm, nó là thành vần rất quan trọng giúp thùng carton chống ẩm và chống thấm nước tốt hơn.

3.  Cấu trúc tạo nên giấy carton

Cấu trúc tạo nên giấy carton
Cấu trúc tạo nên giấy carton

Cấu trúc của giấy carton có cấu trúc nhiều lớp, mỗi lớp có độ dày chức năng khác nhau, cấu trúc cấu tạo của giấy carton dựa trên một số yếu tố như: độ dày, tỷ lệ các thành phần có trong giấy và kết cấu các loại sóng sẽ tạo ra các loại giấy carton khác nhau:

3.1. Cấu trúc về độ dày của giấy

  • Cấu trúc về độ dài của giấy carton bao gồm nhiều lớp chồng lên nhau, và độ dày của giấy phụ thuộc vào số lớp giấy và độ dày của từng lớp giấy đó và chiều cao của lớp giấy sóng ở giữa.
  • Cấu trúc của giấy carton phụ thuộc vào các loại sóng và cách sắp xếp các lớp . Có sóng A, B, C,  E đang được dùng phổ biến. Mỗi loại sóng sẽ có tính chất khác nhau và tạo nên những đặc trưng khác nhau của giấy carton.

3.2. Tỷ lệ các thành phần có trong giấy carton 

Giấy carton thông thường có tỉ lệ các thành phần như sau: Giấy khoảng 75%, Polyethylene chiếm 20% và nhôm chiếm khoảng 5%. Loại giấy này thường dùng cho nhiệt độ phòng thông thường, nếu sử dụng giấy carton trong các môi trường đặc biệt thì cần thay đổi tỉ lệ thành phần cấu tạo để phù hợp với môi trường sử dụng:

  • Môi trường nhiệt độ cao: giấy chiếm 80%, Polyethylene chiếm 15% và nhôm là 5%.
  • Môi trường nhiệt độ thấp: giấy 70%, Polyethylene chiếm 25% và nhôm 5%

3.3. Kết cấu các loại sóng có trong giấy carton

Giấy sóng carton là loại giấy sau khi chạy sóng sẽ cho ra lớp giấy dạng sóng, tùy theo mức từng loại sóng sẽ có những đặt tính khác nhau sau khi hoàn thành. Dưới đây là bốn loại sóng cơ bản thường gặp:

  • Sóng A: có độ cao 4.7mm, số bước sóng trên mỗi 1m giấy là 103 bước sóng. Ưu điểm sóng A là khả năng phân tán lực đều trên toàn bộ bề mặt giấy.
  • Sóng B: Có độ cao 2.5 mm, số bước sóng trên mỗi 1m giấy là 146 bước sóng. Ưu điểm của loại sóng B có khả năng chịu được lực xuyên thủng cao.
  • Sóng C: có độ cao 3.6 mm và số bước sóng trên mỗi 1m giấy carton là 121 bước sóng. Sóng C có ưu điểm của sóng A và B như khả năng chịu lực kém hơn.
  • Sóng E: với độ cao chỉ 1.5 mm. mỗi 1m giấy có 279 bước sóng. Sóng E có khả năng chịu lực rất tốt.
Kết cấu các loại sóng có trong giấy carton
Kết cấu các loại sóng có trong giấy carton

4. Phân loại giấy carton theo lớp

Phân loại giấy carton theo lớp
Phân loại giấy carton theo lớp

Các loại giấy carton còn được phân biệt dựa trên cấu tạo số lớp, mỗi loại giấy có cấu tạo sóng khác nhau cũng sẽ có các đặc điểm khác nhau:

4.1. Giấy carton loại 3 lớp 

Giấy carton 3 lớp có cấu tạo từ 2 lớp giấy thường ở bên ngoài, ở giữa là một lớp giấy sóng. Loại giấy này có ưu điểm là mỏng, nhẹ, phù hợp với việc đóng gói vận chuyển những loại hàng nhỏ, có trọng lượng nhẹ. thường dùng đóng thùng các loại thực phẩm khô.

4.2. Giấy carton loại 5 lớp

Giấy carton 5 lớp được tạo thành từ 3 lớp giấy thường và 2 lớp giấy sóng, lõi giấy carton của loại giấy 5 lớp là kiểu sóng A với sóng B hoặc sóng B Và C… tùy thuộc vào mục đích sử dụng sẽ có sự kết hợp các loại sóng khác nhau. 

Vì có kết cấu dày hơn so với loại carton 3 lớp nên giấy carton 5 lớp thường dùng để đóng gói các sản phẩm có trọng lượng lớn hơn như: đồ gia dụng, thiết bị máy móc điện tử…

4.3. Giấy carton loại 7 lớp 

Giấy carton cứng 7 lớp là loại giấy được cấu tạo từ 4 lớp giấy thường và 3 lớp giấy sóng ở giữa nằm xen kẽ với nhau, có cấu trúc rất bền vững, với khả năng chịu lực cao. loại giấy này có khả năng bảo vệ tốt nhất trong khi vận chuyển hay bốc xếp, ngoài ra người ta dùng giấy 7 lớp để làm mô hình bằng carton và để vận chuyển các mặt hàng quan trọng và có giá trị cao.

5. Giấy carton có ưu và nhược điểm gì?

Giấy carton có ưu và nhược điểm gì
Giấy carton có ưu và nhược điểm gì

Ưu điểm và nhược điểm của giấy carton là gì?

Ưu điểm

  • Tính linh hoạt: có thể dễ dàng thay đổi kích thước, hình dáng của thùng giấy carton thành các khối hộp hoặc ghép các miếng bìa carton thành hình dáng theo mục đích sử dụng. 
  • Giá thành rẻ: tiết kiệm chi phí khi sử dụng, do chất liệu chính cấu tạo của giấy carton là giấy nên có giá thành rẻ hơn các vật liệu khác như gỗ, nhựa hay kim loại
  • Trọng lượng nhẹ: trọng lượng nhẹ hơn các loại vật liệu được làm từ nhựa, gỗ hay kim loại, tính linh động cao nên được nhiều người ưu tiên sử dụng.
  • Khả năng chịu lực cao: bảo vệ các sản phẩm khỏi các tác động của ngoại lực trong quá trình vận chuyển và bốc xếp.
  • Đa dạng về mẫu mã, kích thước, màu sắc, được sử dụng khá phổ biến, dễ dàng in ấn và tạo hình.
  • Tạo sự thuận lợi và dễ dàng cho việc vận chuyển, phân loại và quản lý hàng hóa
  • Có thể tái chế, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

  • Không thể sử dụng trong thời gian dài ở môi trường có độ ẩm hoặc nhiệt độ cao
  • Dễ gây ra cháy nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao
  • Dễ ngấm nước, bị phá nhũn ra khi ngấm nước
  • Độ bền kéo thấp, dễ bị rách khi tác động lực theo chiều dọc. 

6. Quy trình sản xuất giấy carton

Quy trình sản xuất giấy carton
Quy trình sản xuất giấy carton

Quy trình sản xuất các loại giấy carton là gì:

  • Bước 1: chọn nguyên liệu đầu vào –  là bước đầu tiên và quan trọng nhất quyết định chất lượng giấy nên cần được giám sát nghiêm túc và chặt chẽ.
  • Bước 2: chạy giấy sóng – tùy theo yêu cầu của khách hàng để tiến hành dập sóng cho giấy, bước này nếu xảy ra lỗi hay sự cố trong quá trình dập, giấy sx bị nát và không thể sử dụng nên cần được theo dõi cẩn thận.
  • Bước 3: Cán lớp mặt: là công việc liên kết lớp giấy mặt và giấy sóng lại với nhau, bước này sẽ quyết định độ bền và độ chắc chắn của giấy bìa carton
  • Bước 4: cắt giấy carton theo kích thước theo yêu cầu của khách hàng.

Để những chiếc hộp carton thêm bắt mắt và thể hiện đầy đủ các thông tin mong muốn, dịch vụ in hộp giấy tại xưởng In Việt Nhật đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách

7. Quy trình các bước tái chế giấy carton 

Quy trình các bước tái chế giấy carton
Quy trình các bước tái chế giấy carton

Quy trình các bước tái chế giấy carton bao gồm 4 bước như, thu gom giấy phế liệu, nghiền thành bột giấy, tẩy màu cho giấy,…

  • Bước 1: thu gom giấy phế liệu – giấy được thu gom sau quá trình sử dụng, được đóng thành các kiện lớn và vận chuyển tới nhà máy tái chế giấy
  • Bước 2: đưa giấy phế liệu vào máy nghiền nát và trộn với nước trong máy xay
  • Bước 3: tách các thành phần của giấy carton: sợi giấy, nhôm và Polyethylene và loại bỏ các tạp chất và tẩy màu 
  • Bước 4: tạo thành các cuộn giấy lớn từ bột giấy thu được trong quá trình nghiền. Đây cũng là loại giấy cho nguyên liệu đầu vào ở bước 1 cho quy trình sản xuất giấy carton
  • Bước 5: tiến hành chạy chóng và cán lớp mặt để cho ra thành phẩm giấy carton có thể sử dụng bình thường.

Xưởng In Việt Nhật vừa cung cấp cho bạn các kiến thức về giấy carton là gì, quy trình trình sản xuất và tái chế giấy carton và ưu, nhược điểm của nó. Với những ứng dụng thiết thực phục vụ đời sống hàng ngày nên nhu cầu in ấn lên các loại giấy carton đang được quan tâm rất nhiều. Xưởng In Việt Nhật đang cung cấp các dịch vụ in ấn chất lượng cao với giá ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng. Mọi nhu cầu in ấn của quý khách xin liên hệ qua số điện thoại: 0975555717 để được hỗ trợ. 

Tham khảo thêm bài viết:

Lợi ích của việc in ấn logo lên bao bì sản phẩm

In logo lên hộp quẹt đẹp tại TP.HCM

In logo lên móc khóa làm quà tặng

Nhận ngay 10.000 mẫu
thiết kế - in ấn - báo giá có sẵn tại INVIETNHAT
Author Imgae

Nguyễn Viết Chiến là người sáng lập nên thương hiệu In Việt Nhật được thành lập dựa trên khát khao mãnh liệt là mang những sản phẩm chất lượng của Việt Nam khoác lên mình những bao bì ấn tượng và đẳng cấp để giúp doanh nghiệp Việt Nam bán được nhiều hàng hoá hơn từng bước đưa mình ra thế giới và thống lĩnh thị trường. Thế giới ngày nay đã thay đổi vì nhu cầu khách hàng họ mua hàng vì có cảm tình với mẫu mã thương hiệu, sẵn sàng trả giá cao hơn cho chính sản phẩm nếu họ thích câu chuyện thương hiệu. Đó là lý do In Việt Nhật đã và đang cùng đồng hành cùng trên 5000 doanh nghiệp đưa đến tay người tiêu dùng hàng triệu sản phẩm mỗi ngày.