POSM là gì? Các loại POSM phổ biến và lưu ý thiết kế
POSM là gì? POSM quan trọng như thế nào trong chiến lược quảng cáo của các doanh nghiệp? và có những loại POSM nào phổ biến trong quảng cáo? câu trả lời sẽ được In Việt Nhật chia sẻ đến bạn trong bài viết này.
MỤC LỤC
POSM là gì?
POSM (Point of Sale Materials) có nghĩa là các vật phẩm trưng bày tại điểm bán hàng. POSM bao gồm tất cả các công cụ và vật dụng giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và hỗ trợ chiến lược marketing tại nơi sản phẩm được bày bán.
POSM thường được sử dụng tại các địa điểm như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, hoặc các sự kiện để thu hút khách hàng tiềm năng, khuyến mãi sản phẩm, và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Việc sử dụng POSM phù hợp kết hợp chiến lược trưng bày sản phẩm hiệu quả sẽ góp phần tăng nhận diện thương hiệu, tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng, và tạo lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh.
Hiệu quả của POSM trong chiến dịch marketing quảng cáo
- Tăng cường nhận diện thương hiệu: Thiết kế POSM nhất quán giúp in sâu thương hiệu vào tâm trí khách hàng, tạo ấn tượng và kích thích họ nhớ đến thương hiệu của bạn.
- Tạo ấn tượng, thu hút khách hàng: Thiết kế sáng tạo, nổi bật có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, kích thích tò mò và kích thích họ tìm hiểu thêm về sản phẩm.
- Truyền tải thông điệp hiệu quả: Cung cấp thông tin chi tiết về tính năng sản phẩm, chương trình khuyến mãi, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và kích thích họ mua sắm.
- Thúc đẩy quyết định mua hàng: POSM đặt tại điểm bán hàng có thể tạo tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của khách hàng, kích thích họ mua sắm ngay lập tức.
Ngoài ra, sản phẩm còn có thể giúp tăng trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy chiến lược marketing của bạn và tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
13 loại POSM phổ biến trong quảng cáo hiện nay
1. Poster
Poster hay còn gọi là “áp phích” hiển thị dưới dạng biển báo được dán trên một mặt phẳng đứng như tường hoặc cửa sổ.
2. Leaflet
Leaflet hay còn gọi là brochure hoặc “tờ rơi”, là một ấn phẩm dưới dạng giấy có kích thước nhỏ do được gấp lại nhiều lần. Đây cũng là dạng quảng cáo POSM chứa các thông tin về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.
3. Standee
Standee là vật trưng bày dạng đứng dùng để quảng bá cho sự kiện của doanh nghiệp, Standee trong POSM thường được đặt ở cửa ra vào hoặc cạnh sản phẩm để thu hút người dùng.
4. Sticker
Sticker là những miếng dán nhỏ có mặt keo phía sau được sử dụng bên cạnh poster hay standee. Những Sticker này có kích thước nhỏ, linh hoạt và đơn giản với mục đích chưa thông điệp hoặc hình ảnh mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.
5. Booth
Booth hay không gian chào hàng riêng biệt, được biết đến như là một nơi chuyên biệt chỉ trưng bày và bán mỗi sản phẩm của bạn. Các Booth thường được xây dựng dưới dạng kệ hàng di động có kích thước không quá lớn, có bàn trưng bày và biển hiệu đặc trưng ở trên. Tại đây doanh nghiệp của bạn có thể chào hàng và mời gọi người mua đến và trải nghiệm và dùng thử.
Tuy nhiên, để những Booth có thể hoạt động thì cần có những nhân viên vận hàng được gọi là PG. Các PG có trách nhiệm mời hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm. Ưu điểm của hình thức này đó là bạn có thể trực tiếp giải đáp thắc mắc của khách hàng, tăng tỷ lệ “chốt đơn”.
6. Divider
Divider là những bảng quảng cáo có kích thước vừa phải, chúng thường được đặt tại các kệ hàng trong siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ. Những Divider mang chính hình ảnh sản phẩm được trưng bày ngay tại kệ kèm theo tên thương hiệu hoặc slogan của sản phẩm. Từ đó, chúng sẽ có chức năng ngăn cách, phân biệt với các thương hiệu khác đồng thời giúp sản phẩm nổi bật trong mắt khách hàng hơn. Những Divider thường đặt dọc và đưa ra lối đi để tránh trở ngại người mua và che khuất sản phẩm.
7. Wobbler
Tương tự với Divider thì Wobbler cũng có dạng bảng treo tại các quầy hàng trong siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, chúng có kích thước nhỏ hơn, không treo cố định như Divider và thường được gọi là kẹp quảng cáo.
Đặc điểm của kẹp quảng cáo đó là khả năng di động và rải khắp gian hàng từ đó tạo nên hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Trên những Wobbler thường chứa các thông tin đặc biệt như logo thương hiệu, chương trình khuyến mãi, chương trình giá sook,…
8. Tester
Ở phần đầu chúng ta đã tìm hiểu POSM là gì? Và biết được đây là một hình thức luôn hướng đến trải nghiệm trực tiếp của khách hàng. Do đó, khi nhắc đến POSM thì không thể không kể đến Tester, mẫu sản phẩm dùng thử. Những mẫu này thường hướng đến các đối tượng người tiêu dùng muốn trải nghiệm trước khi mua.
Và đối tượng sản phẩm thường sử dụng liên quan đến ngành hàng mùi hương như: dầu gội, dầu xả, nước hoa, xịt khử mùi,…Các Tester sẽ được dùng trong các mẫu có kích thước nhỏ nhưng chất lượng thì vẫn giữ nguyên.
9. Gondola end
Những kệ hàng chuyên biệt được đặt ở đầu quầy kệ hàng mà chúng ta thường thấy ở siêu thị đó chính là Gondola end. Đây là phần tách ra khỏi kệ hàng, đứng một mình ở đầu mỗi gian hàng. Chúng được thiết kế dưới dạng bục, phía sau thường có tấm bảng dựng cao có chứa thông tin thương hiệu và mô hình sản phẩm. Phần bảng có thể là bằng led hoặc khung hình thông thường. Ở dưới sản phẩm sẽ được trưng bày một cách khoa học và đẹp mắt nhất có thể, gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
10. Check-out counter (COC)
Check-out counter (COC) là các kệ đặt sản phẩm ở ngay mỗi quầy thanh toán tại các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những giá đựng sản phẩm ở khu vực thanh toán có tỉ lệ “chốt đơn” cực cao. Bởi khi đứng chờ thành toán yếu tố tâm lý ngắm nhìn lâu kết hợp với các POSM khác kích thích khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn. Những mặt hàng thường được áp dụng có kích thước nhỏ như: kẹo, bánh quy, thạch, socola,…
11. Display island
Đây là những mô hình cực lớn được phóng đại từ chính sản phẩm đang trưng bày. Những mô hình này thường đặt ở những vị trí đắc địa, nhiều người qua lại để làm nổi bật sản phẩm và thu hút nhiều khách hàng nhất có thể.
12. Showcase
Showcase là một khu vực trưng bày riêng biệt, chúng được sử dụng tựa những chiếc lồng kính show những sản phẩm bên trong. Showcase có nhiều hình dạng và kích thước tùy vào nhu cầu sử dụng,
ví dụ như:
- Showcase trưng bày đồ uống: Có nhiều ngăn, hình hộp chữ nhật đứng có đèn và máy làm lạnh để bảo quản và tạo ấn tượng cho đồ uống. Showcase cũng in logo hay slogan của thương hiệu để tăng nhận diện.
- Showcase trưng bày đồ trang sức: Loại case này thường kéo dài theo chiều ngang và có thể có kính cường lực để bảo vệ đồ trang sức khỏi bị mất cắp hay hư hỏng. Chúng cũng có thêm có đèn LED hay gương để tăng tính sang trọng và thu hút sự chú ý của khách hàng.
13. Dangler
Dangler là dạng biển báo được treo từ trần nhà và ngay trên quầy sản phẩm và thường được thiết kế theo hình chữ nhật lớn, chiều dài có thể lớn hơn 1m. Và hình thức này thường sử dụng cho các sản phẩm đang có chương trình khuyến mãi hấp dẫn, xả kho, siêu sale,…
Lưu ý để thiết kế POSM hiệu quả
- Phù hợp với chiến lược marketing và định vị thương hiệu: POSM phải thể hiện được thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu, cũng như phù hợp với mục tiêu khách hàng mà thương hiệu hướng đến.
- Nổi bật và thu hút: Có thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, hình ảnh chất lượng cao và chữ viết rõ ràng, để thu hút sự chú ý của khách hàng khi họ đến điểm bán hàng.
- Đơn giản và dễ hiểu: POSM không nên có quá nhiều thông tin hoặc chi tiết phức tạp, mà chỉ nên truyền đạt những thông tin cần thiết và quan trọng nhất về sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi.
- Thống nhất: Phải có sự thống nhất về logo, slogan và phong cách thiết kế giữa các loại vật liệu khác nhau, để tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và nhất quán về thương hiệu.
Hy vọng qua bài viết này có thể giải đáp cho bạn câu hỏi POSM là gì cũng như về mức độ hiệu quả, kèm các loại POSM phổ biến trên thị trường hiện nay. Đồng thời nếu bạn có thắc mắc hay mong muốn phát triển mảng marketing này có thể liên hệ với in Việt Nhật để giải đáp một cách tốt nhất.