Khắc phục lỗi máy in bị kẹt giấy ĐƠN GIẢN và nhanh chóng

Tình trạng máy in bị kẹt giấy khiến cho tiến độ công việc của bạn bị chậm trễ, hoặc mất nhiều thời gian, chi phí để khắc phục. Thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng In Việt Nhật tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy in bị kẹt giấy, và cách khắc phục chúng. 

1. Những nguyên nhân vì sao lỗi máy in bị kẹt giấy

Nguyên nhân máy in bị kẹt giấy
Nguyên nhân máy in bị kẹt giấy

Máy in trong suốt thời gian sử dụng sẽ không tránh khỏi những trường hợp giấy bị kẹt, khiến chất lượng in ấn không được đảm bảo. Trước khi tìm hiểu cách khắc phục, bạn cần xác định rõ nguyên nhân khiến máy in bị kẹt giấy, từ đó chúng ta sẽ có cách giải quyết phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp bị kẹt giấy ở máy in phổ biến: 

1.1. Chất lượng và tình trạng giấy không đảm bảo

Khi máy in gặp trục trặc, điều đầu tiên bạn cần kiểm tra đó chính là chất lượng và tình trạng của giấy. Nếu như bạn sử dụng giấy quá dày hoặc quá mỏng, không phù hợp với công năng của máy in, khiến giấy bị dồn ứ quá nhiều. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng kẹt giấy ở máy in. 

1.2. Trục kéo giấy gặp vấn đề, bị mòn hoặc hỏng

Trục kéo ở các máy in sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ bị mòn, từ đó dẫn đến việc hoạt động không còn được trơn tru. Từ đó, dẫn đến tình trạng thay vì kéo một tờ giấy như  bình thường, trục kéo có thể kéo liên tiếp hai đến ba tờ, dẫn đến tình trạng máy in bị kẹt. 

1.3. Rách bao lụa (lô giấy)

Bao lụa là một phần phía bên trong máy in. Trong khoảng thời gian sử dụng, bao lụa sẽ gặp tình trạng hao mòn dẫn đến bị rách và làm bản in bị nhăn nhúm, khiến các tờ giấy in tiếp theo bị kẹt bên trong. Bên cạnh đó, nếu bạn đặt giấy không đúng cách, bao lụa cũng dễ bị nhăn hoặc rách, dẫn đến chất lượng in không tốt. 

1.4. Bề mặt tiếp xúc không đều

Bề mặt giấy khi tiếp xúc với máy in nếu gặp tình trạng sắp xếp không đồng đều, sẽ dẫn đến tình trạng trục kéo kéo nhiều tờ giấy cùng lúc và làm cho máy in bị kẹt giấy. Đây cũng là tình trạng kẹt giấy khá phổ biến ở nhiều dòng máy in. 

2. Cách khắc phục lỗi máy in bị kẹt giấy

Cách khắc phục lỗi máy in bị kẹt giấy
Cách khắc phục lỗi máy in bị kẹt giấy

Sau khi tìm hiểu về một số nguyên nhân dẫn đến việc máy in bị giấy, trong phần này In Việt Nhật sẽ cùng bạn điểm qua các bước cơ bản để khắc phục lỗi cho máy in của bạn. 

  • Bước 01: Tắt nguồn máy in để đảm bảo an toàn khi bạn tiếp xúc với máy 
  • Bước 02: Mở nắp ngăn bảo vệ hộp mực, và từ từ kéo hộp mực ra khỏi máy in 
  • Bước 04: Xác định vị trí của giấy bị kẹt. Nếu giấy nằm ở trục lăn, bạn dùng hai tay từ từ kéo giấy ra cùng một lúc. Nếu giấy nằm ở bộ phần đầu ra của bạn in, bạn sử dụng hai tay luồn giấy vào mặt trong rồi kéo ra. 
  • Bước 05: Khi kiểm tra mặt sau của máy in bạn cũng nên chú ý đến kích thước khổ giấy A2. Bộ phận này cũng thường xuất hiện trường hợp giấy bị  kẹt lại phía sau. Nếu phát hiện giấy ở khu vực này, bạn thực hiện thao tác từ từ lấy giấy ra theo chiều in. 
  • Bước 06: Lau sạch các khu vực và phần thân máy, đặt hộp mực vào đúng vị trí. Sau đó khởi động lại máy và tiếp tục sử dụng. 

3. Các điều cần tránh khi khắc phục lỗi

Các điều cần tránh khi khắc phục lỗi
Các điều cần tránh khi khắc phục lỗi

Như đã đề cập ở trên, xử lý máy in bị kẹt giấy là khá đơn giản, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây để tránh làm hư hỏng máy trong quá trình khắc phục lỗi kẹt giấy: 

  • Không sử dụng một tay để kéo giấy, vì hành động đó sẽ khiến lực kéo dàn trải không đều và ảnh hưởng đến trục lăn, bao lụa và dẫn đến tình trạng rách hoặc hư hỏng bên trong. 
  • Không 
  • Không đặt để hộp mực túy ý, mà cần lót lên một miếng giấy báo hoặc khăn giấy để tránh tiếp xúc bụi. Nếu hộp mực bị bám bụi, chất lượng của nội dung in ấn dễ bị lem màu, nhòe hoặc không chỉn chu. 
  • Tránh thực hiện thao tác khắc phục lỗi kẹt giấy khi máy in đang hoạt động. Điều nãy dễ dẫn đến các tai nạn về điên, cũng như dễ làm máy in bị hư hỏng nặng thêm. 

4. Những lưu ý nhằm hạn chế kẹt giấy khi sử dụng máy in

Những lưu ý nhằm hạn chế kẹt giấy khi sử dụng máy in
Những lưu ý nhằm hạn chế kẹt giấy khi sử dụng máy in

Để có thể sử dụng máy in một cách trơn tru và hạn chế tối đa tình trạng kẹt giấy, In Việt Nhật khuyến khích bạn làm theo một số lời khuyên sau: 

  • Thực hiện bảo trì định kỳ các máy in

Việc thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra máy móc của máy in sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra những hư hỏng hoặc các lỗi trục trặc bên trong, Từ đó, giúp bạn tiết kiệm thời gian sửa chữa và hạn chế các rủi ro trong quá trình sử dụng 

  • Lựa chọn sản phẩm mực in và giấy in chất lượng 

Việc lựa chọn mực và giấy in có thương hiệu rõ ràng sẽ giúp bạn có những bản in chất lượng, cũng như tránh được những lỗi kẹt giấy khi sử dụng giấy hoặc mực in kém chất lượng. 

  • Kiểm tra kỹ càng trong suốt quá trình in 

Khi sử dụng, bạn cần chú ý sắp xếp giấy vào khay đựng sao cho đồng đều và ngay thẳng, giúp hạn chế tình trạng kẹt giấy. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra xem có các vật dụng lạ như kim, ghim giấy có bị kẹt lại trước khi in, giúp tránh tình trạng trục lăn bị ma sát bởi vật lạ, gây hư hỏng. 

Như vậy, In Việt Nhật vừa cùng bạn điểm qua một số trường hợp khiến cho máy in bị kẹt giấy, cũng như khám phá những cách khắc phục để bạn có thể tự xử lý khi gặp tình trạng tương tự. Hy vọng rằng quý độc giả đã có những thông tin hữu ích, và tìm ra giải pháp xử lý máy in cho riêng mình. 

Các bài viết tham khảo thêm:

Lỗi máy in không in được và cách khắc phục

Máy in bị lem mực

Máy in bị offline

Nhận ngay 10.000 mẫu
thiết kế - in ấn - báo giá có sẵn tại INVIETNHAT
Author Imgae

Nguyễn Viết Chiến là người sáng lập nên thương hiệu In Việt Nhật được thành lập dựa trên khát khao mãnh liệt là mang những sản phẩm chất lượng của Việt Nam khoác lên mình những bao bì ấn tượng và đẳng cấp để giúp doanh nghiệp Việt Nam bán được nhiều hàng hoá hơn từng bước đưa mình ra thế giới và thống lĩnh thị trường. Thế giới ngày nay đã thay đổi vì nhu cầu khách hàng họ mua hàng vì có cảm tình với mẫu mã thương hiệu, sẵn sàng trả giá cao hơn cho chính sản phẩm nếu họ thích câu chuyện thương hiệu. Đó là lý do In Việt Nhật đã và đang cùng đồng hành cùng trên 5000 doanh nghiệp đưa đến tay người tiêu dùng hàng triệu sản phẩm mỗi ngày.