In offset là gì? Ưu nhược điểm kỹ thuật in offset
Công nghệ In offset là gì và có ưu nhược điểm kèm ứng dụng ra sao? vì sao kỹ thuật in ấn offset này lại được sử dụng rộng rãi trong ngành in ấn đến vậy? cùng In Việt Nhật tìm hiểu về công nghệ này nhé.
MỤC LỤC
In offset là gì?
In offset là một kỹ thuật in ấn thực hiện bằng cách sử dụng các tấm offset (tấm cao su) đã được ép sẵn hình ảnh có mực in lên trước đó rồi mới in lên giấy. Nhờ vào phương pháp in offset mà chúng ta sẽ tránh được việc giấy bị dính nước theo mực in khi kêt hợp in thạch bản.
Ưu điểm và nhược điểm của in Offset
Ưu điểm của công nghệ in offset
- In offset cho ra chất lượng hình ảnh cao, rõ nét, màu sắc sản phẩm đẹp và không bị lem mờ so với các công nghệ in khác.
- Chế tạo bản in dễ dàng vì cho phép điều chỉnh lượng mực trên con lăn phun mực bằng phím vít
- Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, vải, kim loại, da, thô, nhám….
- In được trên bề mặt phẳng và sần sùi
- Tuổi thọ bản in tốt: In offset dùng ống kim loại khắc sẵn thông tin thay cho trống mực trong máy in kỹ thuật số và bản in không tiếp xúc với bề mặt cần in nên sẽ có tuổi thọ lâu hơn.
Nhược điểm của kỹ thuật in offset
Mặc dù được áp dụng phổ biến nhưng kỹ thuật này vẫn có những nhược điểm như sau:
- Thời gian chuẩn bị để in lâu (Vì phải làm khuôn in), không thích hợp khi muốn in số lượng ít, lấy liền
- Không in được sản phẩm có hình dạng lạ hoặc sản phẩm được cấu tạo bởi các chất liệu khó in
- Thời gian chuẩn bị khuôn in lâu và chi phí cũng cao so với các phương pháp in khác
Nguyên lý của in offset
Kỹ thuật in offset là kỹ thuật in gián tiếp, trong toàn bộ quy trình in ấn sẽ có một hình trụ đặt giữa tấm in và giấy (chất liệu in), trụ sẽ được phủ một tấm cao su. Nhờ thế mà chất lượng của các bản in của phương pháp này là ngang nhau. Hầu hết quy trình của kỹ thuật này đều được tự động hoa, cho nên tốc độ vượt trội hơn hẳn quy trình in thạch bản nhiều.
Công nghệ in offset là dạng in phẳng, các thông tin và hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Trong đó con lăn mực chuyển mực đến vùng chứa hình ảnh, còn con lăn nước thì chuyển đến vùng không có hình ảnh.
Quy trình thực hiện kỹ thuật in offset
Để hiểu rõ hơn về quy trình in offset, chúng ta sẽ đi sâu vào các bước chi tiết của quá trình này. Quy trình in offset bao gồm:
Thiết kế chế bản (chế bản)
Chế bản là quá trình thiết kế file mềm của ấn phẩm trước khi bắt đầu in, phần này thực hiện nhằm mục đích kiểm tra, ra soát các lỗi và yêu cầu của khách hàng được xử lý trọn vẹn kèm bố cục đảm bảo sự hài hòa về nội dung, hình ảnh và màu sắc.
Output film
Sau khi thiết kế xong thì sẽ cho output film, đối với bản in có hình ảnh hoặc nhiều màu sắc thì sẽ sử dụng 4 tấm phim khác nhau, tương ứng với 4 lớp màu CMYK sử dụng trong in offset. Với 4 màu cơ bản của hệ màu CMYK thì khi kết hợp lại với những thông số khác nhau sẽ cho ra các tông màu phù hợp theo đúng thiết kế. Quá trình này gọi là ouput 4 tầm film.
Phơi bản kẽm
Sau khi đã có Output film rồi thì sẽ tiến hành phơi tấm film lên bản kẽm, sau đó cho vào máy phơi kẽm để tiến hành sao chụp các hình ảnh trên film lên các bản kẽm.
Tiến hành In offset
Sau khi đã hoàn thành 4 bản kẽm, người phụ trách sẽ tiến hành in theo thứ tự từng màu một với các bước thực hiện như sau:
- Chọn 1 trong 4 bản kẽm để lắp vào máy và chọn màu mực tương ứng với bản kẽm để tiến hành in
- Máy in sẽ chạy đến khi in đủ số lượng, sau đó nhân viên sẽ tháo bản kẽm và vệ sinh phần mực cũ thừa rồi lắp tiếp bản kẽm mới vào và thực hiện lại quy trình in bản kẽm thứ nhất. Quy trình chỉ kết thúc khi in hết 4 bản kẽm với 4 màu in. Các màu sắc chồng lên nhau như vậy sẽ cho ra bản in hoàn chỉnh.
- Thông thường, kỹ thuật viên sẽ chạy thử bản nháp trước để xem ấn phẩm có đạt theo yêu cầu không, vì thế nên các xưởng in thường phải trừ hao giấy để in bản nháp
Gia công sau in
Sau khi quá trình in đã xong thì khách hàng sẽ chọn gia công sau in cho sản phẩm ví dụ như: cán màng bóng – màng mờ (Giúp sản phẩm mịn và bền), cấn bế decal, phủ UV hoặc ép kim gia công….
Sau khi in xong, sản phẩm in ấn cần trải qua quá trình gia công sau in và kiểm tra lỗi. Thông thường các thành phẩm sẽ được cắt, gập và đóng gói để sẵn sàng cho việc giao hàng. Quá trình này đảm bảo rằng sản phẩm in ra luôn đạt được chất lượng tốt nhất.
Ứng dụng thực tế của kỹ thuật in offset
Ngày nay công nghệ in offset đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại nhiều thành phẩm hấp dẫn, bắt mắt. Ngoài ra khi in ấn offset có thể sử dụng với hầu hết các chất liệu giấy như: giấy couche, giấy ivory, giấy kraft,…. đều được.
Một số ấn phẩm thường được in offset như:
- Các ấn phẩm văn phòng: name card, in decal, phong bì,…
- Những sản phẩm bao bì: hộp giấy, túi giấy,….
- Một số ấn phẩm truyền thông: tờ rơi, poster, catelogue,…
Tóm lại, công nghệ in offset là một phương pháp in ấn hiện đại với nhiều ứng dụng khác nhau từ xuất bản sách đến sản xuất bao bì. Nếu bạn có nhu cầu in ấn sản phẩm bằng công nghệ offset thì hãy liên hệ ngay cho In Việt Nhật qua số hotline 0975555717 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.