Giấy Couche là gì? ứng dụng và định lượng giấy Couches
Ngày nay giấy Couche được sử dụng phổ biến trong các tiệm in ấn, cơ quan, trường học, … Với đặc điểm nhận biết là bề mặt nhẵn mượt, sáng được nhiều người ưa thích tin dùng bởi chất lượng phù hợp giá cả phải chăng.Vậy chất liệu giấy này có đặc điểm, định lượng như thế nào? câu trả lời sẽ được In Việt Nhật chia sẻ đến bạn trong bài viết này.
MỤC LỤC
Giấy Couche là gì?
Couche còn được gọi là giấy C hoặc Couches (coated art paper), là loại giấy được tráng phủ bằng hỗn hợp polyme hoặc cao lanh để giúp giấy bóng, mượt và giảm độ thấm của mực. Giấy Couche hay được sử dụng để in offset, in các ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo marketing như card visit, menu, tờ rơi, bao bì, nhãn mác, hộp giấy, túi giấy…
Giấy bao gồm các thành phần như: Talc, Bentonite, Kaolinite, canxi cacbonat. Nhờ sở hữu thành phần là nhựa và polyetylen nên giấy có thể chống ẩm và bền hơn các loại giấy thông thường khác. Giấy có 2 mặt mịn và khả năng bắt mực rất tốt, giúp cho ấn phẩm sắc nét khi hoàn thành và khi in hình ảnh có màu, độ tương phản cao.
Có bao nhiêu loại giấy Couche hiện nay ?
Hiện nay, giấy Couche sử dụng trên thị trường được chia thành 2 loại chủ yếu là giấy Couche mờ (Couche matt) và giấy Couche bóng (Couche gloss).
Giấy Couche mờ (Couche matt)
Couche matt được tráng mờ, có độ bóng thấp hơn những loại giấy tráng phủ khác, các loại tạp chí thường sử dụng loại giấy này để khi độc giả xem sẽ không bị mỏi mắt do chói. Giấy phủ mờ cũng tạo ra một bề mặt mịn mượt, giúp màu in được sắc nét và có độ tương phản rõ ràng hơn so với các loại giấy khác.
Loại giấy này có thể được đánh bóng bằng cách chà xát móng tay liên tục cho đến khi vùng bóng hiện ra. Chất giấy này cũng có thể được sử dụng để viết chữ. Tuy nhiên, một nhược điểm của loại giấy matt này là mực in sẽ lâu khô hơn so với giấy bóng, giá thành cũng có phần đắt hơn.
Giấy Couche bề mặt bóng (Couche gloss)
Bề mặt giấy couche gloss được tráng bóng nên độ bắt sáng rất cao. Thường được phủ thêm một lớp vecni hoặc dung dịch nước để giảm trầy xước và tăng độ láng mịn. Giấy Gloss không thể viết chữ lên, thường ứng dụng để in offset hoặc in với mực Pigment UV.
Ưu điểm và nhược điểm của giấy Couche là gì ?
Ưu điểm
- Bề mặt giấy láng mịn, có độ bóng tự nhiên bắt sáng vô cùng tốt, mang đến hiệu ứng in ấn hình ảnh đẹp, tạo nên sự sang trọng cho sản phẩm.
- Có nhiều loại định lượng khác nhau, từ loại mỏng 160gms, 230gms cho đến loại dày như 260gms hay 300gms nên có thể đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu trong in ấn.
- Có thể sử dụng được với nhiều dòng máy in và nhiều loại mực in khác nhau để tạo nên sản phẩm hoàn hảo nhất.
- Khả năng thấm mực tốt và đồng đều là điểm cộng lớn giúp cho chất lượng bản in trên giấy sắc nét, hình ảnh tươi sáng, bắt mắt và chuyên nghiệp.
Nhược điểm
- Với mức giá không phải quá rẻ. Ngoài ra Couche không phải là dòng giấy cao cấp hẳn, cho nên mang đến vẻ ngoài ấn tượng độc đáo, sang trọng, đẳng cấp như là giấy mỹ thuật.
- Giấy Couche thường khó tái chế do chứa thành phần bảo vệ bề mặt và phủ lớp keo, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Thông số định lượng chất liệu giấy Couche ngày nay
Giấy Couche C100, C200, C300 nghĩa là gì?
Định lượng phổ biến giấy Couche hiện nay
Những định lượng giấy Couche phổ biến hiện nay là: 100 gsm, 120gsm, 150 gsm, 200 gsm, 250gsm, 300gsm.
Những con số trên dùng để chỉ cân nặng của 1 tờ giấy có diện tích 1m2. Chẳng hạn như, 200gms có nghĩa là 1 tờ giấy 1m2 loại này sẽ có trọng lượng 200g.
Nếu bạn đang muốn sử dụng giấy Couche để in ấn poster, banner hoặc name card thì nên lựa chọn định lượng 200gms sẽ vừa đẹp và tiết kiệm chi phí, hoặc những định lượng khác sẽ phụ thuộc vào kích thước giấy được chọn như các loại kích thước khổ giấy size A2, A3, A4, A5…
Ứng dụng của giấy Couche trong ngành in ấn
Trong ngành in ấn túi giấy, giấy Couche là loại chất liệu được sử dụng phổ biến nhất, vừa có thể ứng dụng làm thẻ tên, in catalogue hay tờ rơi quảng cáo cũng vô cùng chất lượng.
Với loại giấy Couche được tráng 1 mặt, bạn có thể sử dụng để làm các loại túi giấy, in hộp giấy hoặc in nhãn mác…
Ngược lại, loại giấy 2 mặt lại là sự lựa chọn hoàn hảo cho các loại catalogue, tạp chí, menu, poster và tờ rơi quảng cáo.
Một số ấn phẩm được làm từ giấy Couche
Một số ấn phẩm nổi bật được làm từ giấy Couche mà bạn có thể tham khảo đó là:
So sánh giấy Couche với các loại giấy khác
Để cho bạn có cái nhìn tổng quan hơn, dưới đây là bảng so sánh giữa 3 loại giấy: Couche, Ivory, Duplex.
Đặc điểm | Giấy Couche | Giấy Ivory | Giấy Duplex |
Định lượng | 80 – 300 gsm (phổ biến 100 – 300 gsm) | 190 – 450 gsm (phổ biến 230 – 350 gsm) | 250 – 600 gsm (phổ biến 300 – 500 gsm) |
Độ dày | 0.08 – 0.3 mm | 0.25 – 0.5 mm | 0.3 – 0.8 mm |
Độ trắng | 80 – 95 CIE | 90 – 94 CIE | 80 – 88 CIE |
Lớp phủ | Có lớp phủ cao lanh hoặc Polyme hỗn hợp | Có thể phủ đất sét, cao lanh, canxi cacbonat | Không phủ |
Độ bền | Trung bình | Tốt | Trung bình |
Chống thấm nước | Dễ thấm nước | Có khả năng chống thấm nước | Có khả năng chống thấm nước |
Màu sắc | Trắng sáng | Trắng ngà | Trắng sáng hoặc nâu |
Bề mặt | Mịn, bóng | Mịn, nhẵn | Mặt ngoài mịn, mặt trong nhám |
Ứng dụng | Thích hợp ruột sách, tạp chí, catalogue, tờ rơi, tờ gấp, phong bì thư, hộp carton, hộp sóng | Thích hợp ấn cao cấp, bao bì mỹ phẩm, thiệp cưới, card visit, tờ rơi quảng cáo | Rất phù hợp hộp giấy, thùng carton, bao bì thực phẩm, tờ rơi, sách giáo khoa |
Giá thành | Cao hơn Duplex nhưng thấp hơn Ivory, phù hợp in số lượng lớn | Cao hơn Duplex, phù hợp in số lượng nhỏ | Rẻ hơn Ivory và Couche, phù hợp in số lượng lớn |
Như vậy, những thông tin kể trên đã giúp cho bạn nắm rõ thông tin về khái niệm giấy Couche là gì cũng như ưu điểm, đặc điểm, phân loại, ứng dụng của chất liệu giấy này rồi. Nếu có nhu cầu in ấn giấy Couche bạn có thể gọi ngay đến In Việt Nhật thông qua hotline 097 5555 717 (Mr. Chiến) hoặc 0934 542 242 (Ms. Nhật An) để được hỗ trợ chi tiết nhất.