7+ Chất Liệu In Tem Nhãn Decal Phổ Biến Hiện Nay

Tham khảo 7+ chất liệu in tem nhãn được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng In Việt Nhật xem ngay bài viết dưới đây để giúp bạn lựa chọn chất liệu phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Tem nhãn hiện nay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, không chỉ cung cấp thông tin sản phẩm mà còn giúp quảng bá và bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả. Đặc biệt, với các chất liệu in tem nhãn như giấy, nhựa hoặc các chất liệu đặc biệt, giúp sản phẩm nổi bật, dễ dàng nhận diện trên thị trường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về chất liệu in tem decal để bạn tham khảo.

chat lieu in tem nhan
Chất liệu in tem nhãn

Chất liệu giấy

Giấy là chất liệu giá rẻ dùng để in tem nhãn nhờ vào ưu điểm dễ in và lên màu đẹp. Phù hợp cho sản phẩm được bảo quản trong môi trường khô ráo, sạch sẽ như in tem thực phẩm khô, đồ handmade,…

Giấy in tem nhãn decal thường có cấu tạo nhiều lớp, được thiết kế để đảm bảo khả năng in ấn sắc nét, bám mực tốt và dán chắc chắn. Cụ thể, có 4 lớp như sau:

  • Lớp bề mặt: làm từ các loại giấy như giấy couche, kraft, ford.
  • Lớp keo: dính phía dưới lớp giấy, giúp gắn tem nhãn lên sản phẩm.
  • Lớp màng nilon ngăn dính: làm từ silicon hoặc FE silicon, không dính keo.
  • Lớp đế: giấy mỏng dính vào lớp màng nilon, dễ dàng tháo ra khi dán.
Tem giay Kraft
Tem giấy Kraft

Chất liệu nhựa PP

PP (Polypropylene) là chất liệu nhựa được sử dụng phổ biến để in tem nhãn, chỉ sau giấy. Nhựa PP bền, dẻo, và chống va đập, thích hợp cho các ứng dụng như tem dán sản phẩm, quảng bá thương hiệu, và đóng gói,… 

Cấu tạo của chất liệu nhựa PP in tem nhãn decal gồm:

  • Lớp nền nhựa PP: Độ dày khoảng 0,076mm, màu trắng và có thể chịu nhiệt lên đến 80°C. 
  • Lớp keo dính: Phía sau tem nhãn là lớp keo dính chắc chắn. Keo này có thể là keo vĩnh viễn hoặc keo có thể tháo rời, tùy theo mục đích sử dụng.
  • Lớp dùng để in mực: In thông tin như logo, nhãn hiệu, mã vạch, hoặc thông tin sản phẩm trên bề mặt nhựa PP bằng công nghệ chuyển nhiệt, tạo ra hình ảnh sắc nét.
Chat lieu nhua PP in tem
Chất liệu nhựa PP in tem

Chất liệu nhựa Vinyl dễ vỡ

Nhựa vinyl là loại chất liệu in tem nhãn có độ giòn cao và độ bám cực tốt. Khi xé, tem sẽ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, nên rất khó bị tách rời hoặc làm giả. Chất liệu này thường được sử dụng trong các ứng dụng cần bảo mật như tem mã vạch, vì tính năng chống làm hỏng và khó thay thế của nó.

Chat lieu nhua Vinyl in tem ma vach
Chất liệu nhựa Vinyl in tem mã vạch

Chất liệu nhựa Polyester

Nhựa Polyester (còn gọi là PET) là chất liệu in tem nhãn có độ bền cao, dày 0.076mm, màu trắng và lớp keo dính chắc chắn. Khác với nhựa PP, Polyester có khả năng chịu nhiệt lên đến 132°C, kháng hóa chất dầu, nước và một số dung môi nhẹ. Nhựa PET thường được dùng để in poster, biển quảng cáo, tem nhãn decal, với khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngoài trời.

Chất liệu nhựa Polyester mạ kim loại

Tem nhãn được làm từ phim nhựa polyester mỏng (0.05 mm) có khả năng chống chịu nhiệt và hóa chất tốt, thích hợp cho các sản phẩm trang trí và cao cấp. Vật liệu này thường thay thế tem nhãn giấy truyền thống, mang lại độ bền và hiệu suất cao. 

Decal polyester mạ kim loại với lớp bạc giúp tăng độ bền, khả năng chống thấm nước và chịu được thời tiết xấu, đồng thời không dễ rách hay phai màu. Các ứng dụng điển hình bao gồm nhãn trên các thiết bị điện tử như pin điện thoại, máy tính xách tay, và các sản phẩm yêu cầu chất lượng cao.

Tem nhua Polyeste ma kim loai
Tem nhựa Polyeste mạ kim loại

Chất liệu kim loại

Tem kim loại là loại tem được làm từ các chất liệu kim loại như nhôm, inox, đồng hoặc hợp kim, thường được khắc hoặc in nội dung trực tiếp lên bề mặt bằng các công nghệ đặc biệt.
Ứng dụng của tem kim loại rất đa dạng như trong ngành ô tô và xe máy, tem kim loại được dùng để khắc số khung, số máy hoặc làm logo thương hiệu hay đối với ngành thiết bị điện tử và gia dụng, tem kim loại được gắn lên sản phẩm để ghi thông tin kỹ thuật, số seri hoặc hướng dẫn sử dụng.

Tem kim loai
Tem kim loại

Chất liệu màng hologram

Màng hologram là một loại màng được thiết kế đặc biệt với khả năng tạo hiệu ứng quang học 3D có hình ảnh ba chiều biến đổi theo các góc độ khác nhau, khiến việc làm giả rất khó. Thường được ứng dụng dùng để in tem bảo hành, tem chống hàng giả, và dán lên các sản phẩm.

Kết cấu của màng hologram dùng trong in tem nhãn gồm 6 lớp như sau:

  • Lớp ni lông trên cùng: Màng trong suốt phủ PVC cán mỏng, dày khoảng 70 micron. Bảo vệ tem khỏi tác nhân môi trường như độ ẩm, không khí, bụi bẩn và trầy xước.
  • Lớp mực cán mỏng: Độ dày từ 12-15 micron.
  • Lớp mực trắng mỏng: Dày từ 12-15 micron.
  • Lớp vật liệu hóa PET: Có độ dày khoảng 90 micron.
  • Lớp màng keo: Kết dính tem lên sản phẩm khi sử dụng.
  • Lớp đế dưới cùng: Bảo vệ lớp keo khỏi bị khô và ngăn tem dính vào nhau trước khi sử dụng.

Micron là đơn vị đo chiều dài bằng một phần triệu của mét.

Tem hologram
Tem hologram

Qua bài viết này, In Việt Nhật hy vọng bạn sẽ tìm được chất liệu in tem nhãn phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Là đơn vị in ấn hàng đầu, In Việt Nhật chuyên cung cấp dịch vụ in tem nhãn với đa dạng chất liệu, số lượng lớn và giá cả cạnh tranh trên thị trường. Để đặt in tem nhãn hoặc nhận tư vấn và báo giá chi tiết, hãy liên hệ ngay với In Việt Nhật qua hotline 0975 555 717.

Nhận ngay 10.000 mẫu thiết kế - in ấn - báo giá có sẵn tại INVIETNHAT
Author Imgae

Nguyễn Viết Chiến là người sáng lập nên thương hiệu In Việt Nhật được thành lập dựa trên khát khao mãnh liệt là mang những sản phẩm chất lượng của Việt Nam khoác lên mình những bao bì ấn tượng và đẳng cấp để giúp doanh nghiệp Việt Nam bán được nhiều hàng hoá hơn từng bước đưa mình ra thế giới và thống lĩnh thị trường. Thế giới ngày nay đã thay đổi vì nhu cầu khách hàng họ mua hàng vì có cảm tình với mẫu mã thương hiệu, sẵn sàng trả giá cao hơn cho chính sản phẩm nếu họ thích câu chuyện thương hiệu. Đó là lý do In Việt Nhật đã và đang cùng đồng hành cùng trên 5000 doanh nghiệp đưa đến tay người tiêu dùng hàng triệu sản phẩm mỗi ngày.

Bài viết tham khảo