11+ Mẫu In Tem Nhãn Hóa Chất Bền Bỉ Tiêu Chuẩn Chống Phai Màu

Nhãn hóa chất đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tuân thủ pháp luật và cung cấp thông tin quan trọng về cách sử dụng, bảo quản và xử lý hóa chất. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về nhãn dán hóa chất, cũng như giới thiệu các mẫu tem hóa chất và dịch vụ in nhãn dán hóa chất chuyên nghiệp tại In Việt Nhật. Theo dõi ngay!

Nhãn hóa chất là gì?

Nhãn dán hóa chất là một loại tem nhãn thiết kế với các ký hiệu, chữ viết, hình ảnh,… được dán một cách chắc chắn trên bao bì của sản phẩm hóa chất. Nhãn này cung cấp các thông tin cần thiết và quan trọng về hóa chất, giúp người sử dụng nắm rõ và là cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát.

Mục đích của việc in nhãn hóa chất là gì?

Tem hóa chất cho ta biết điều gì? Mục đích của việc ghi nhãn dán hóa chất là:

  • Đảm bảo an toàn: Cung cấp thông tin về nguy hiểm và cách phòng tránh cho người sử dụng.
  • Tuân thủ pháp luật: Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về ghi nhãn.
  • Cung cấp thông tin: Giúp người dùng biết cách sử dụng, bảo quản và xử lý hóa chất đúng cách.
  • Hỗ trợ kiểm soát: Tạo điều kiện cho cơ quan chức năng giám sát và quản lý hóa chất.

Nhãn hóa chất gồm bao nhiêu nội dung

mẫu tem nhãn hóa chất

Theo Thông tư 04/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về việc phân loại, ghi nhãn hóa chất, tem hóa chất bắt buộc phải có các hạng mục sau:

  1. Tên hóa chất.
  2. Mã nhận dạng hóa chất.
  3. Hình đồ cảnh báo (biểu tượng nguy hiểm).
  4. Từ cảnh báo (ví dụ: “Nguy hiểm”, “Cảnh báo”).
  5. Cảnh báo nguy cơ (mô tả ngắn gọn về tính chất nguy hiểm).
  6. Biện pháp phòng ngừa (hướng dẫn về cách sử dụng, bảo quản an toàn).
  7. Định lượng.
  8. Thành phần hoặc thành phần định lượng.
  9. Ngày sản xuất và hạn sử dụng (nếu có).
  10. Thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối (tên, địa chỉ, số điện thoại…).
  11. Xuất xứ hàng hóa.
  12. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

11+ Mẫu tem nhãn hóa chất bền đúng tiêu chuẩn pháp luật

Tem nhãn hóa chất bền bỉ, đúng quy định pháp luật là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro pháp lý. Khám phá hơn 11 mẫu tem nhãn dán hóa chất được thiết kế chuyên nghiệp, đáp ứng mọi tiêu chuẩn dưới đây:

mẫu nhãn phụ hóa chất mẫu tem hóa chất tem cảnh báo hóa chất nguy hiểm tem dán hóa chất tem cảnh báo hóa chất tem hóa chất nhãn dán hóa chất nhãn cảnh báo hóa chất nhãn hóa chất nguy hiểm nhãn hóa chất tem cảnh báo hóa chất độc hại

Chất liệu in tem hóa chất

Chất liệu in tem nhãn dán hóa chất thường được sử dụng là:

  • Vinyl (PVC): Bền, chống nước, chống nhiều hóa chất.
  • Polyester (PET): Rất bền, chịu nhiệt, kháng hóa chất mạnh.
  • Polypropylene (PP): Kinh tế, chống ẩm và hóa chất khá tốt.

In Việt Nhật – Đơn vị in tem nhãn hóa chất chuyên nghiệp

In Việt Nhật nhận in tem nhãn hóa chất chuyên nghiệp tại TPHCM, mang đến giải pháp toàn diện cho nhu cầu in tem nhãn của quý khách hàng. Với kinh nghiệm dày dặn và sự am hiểu sâu sắc về các quy định ghi tem hóa chất, đặc biệt là tiêu chuẩn GHS. In Việt Nhật cam kết cung cấp các sản phẩm tem dán hóa chất với độ bền cao, chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt và đảm bảo truyền tải đầy đủ, chính xác các nội dung theo tiêu chuẩn.

Hãy để In Việt Nhật trở thành đối tác tin cậy trong việc bảo vệ an toàn và xây dựng uy tín cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận báo giá chính xác nhé!

FAQ – Các câu hỏi liên quan

Số CAS trên nhãn hóa chất cho biết?

Số CAS (Chemical Abstracts Service) trên tem hóa chất cho biết số đăng ký hóa chất trích yếu, là một chuỗi số định danh duy nhất dành cho mỗi hóa chất.

Số UN trên nhãn dán hóa chất cho biết?

Số UN (hay còn gọi là UN code hoặc UN ID) là một mã số gồm bốn chữ số được Liên Hợp Quốc (UNCTDG) chỉ định để xác định các chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển. Mã số này giúp nhận diện loại nguy hiểm của chất, ví dụ như chất nổ, chất lỏng dễ cháy, hoặc chất độc hại. Các số UN nằm trong khoảng từ UN0001 đến khoảng UN3600.

Vị trí dán nhãn hóa chất là ở đâu?

Nhãn dán hóa chất phải được in, dán, đính hoặc gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm ở vị trí dễ quan sát và đọc đầy đủ nội dung.

Các trường hợp nào không áp dụng ghi nhãn hóa chất?

Các trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP gồm:

  • Hóa chất nhập khẩu đang được vận chuyển từ cửa khẩu về kho của cùng một tổ chức/cá nhân sản xuất/nhập khẩu (nhãn tối thiểu cần có mã nhận dạng, hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo và cảnh báo nguy cơ)
  • Hóa chất đang được vận chuyển giữa các địa điểm thuộc quyền quản lý của cùng một tổ chức/cá nhân sản xuất.
  • Hóa chất chưa hoàn tất quá trình đóng gói cuối cùng tại cơ sở sản xuất.
Nhận ngay 10.000 mẫu thiết kế - in ấn - báo giá có sẵn tại INVIETNHAT
Author Imgae

Nguyễn Viết Chiến là người sáng lập nên thương hiệu In Việt Nhật được thành lập dựa trên khát khao mãnh liệt là mang những sản phẩm chất lượng của Việt Nam khoác lên mình những bao bì ấn tượng và đẳng cấp để giúp doanh nghiệp Việt Nam bán được nhiều hàng hoá hơn từng bước đưa mình ra thế giới và thống lĩnh thị trường. Thế giới ngày nay đã thay đổi vì nhu cầu khách hàng họ mua hàng vì có cảm tình với mẫu mã thương hiệu, sẵn sàng trả giá cao hơn cho chính sản phẩm nếu họ thích câu chuyện thương hiệu. Đó là lý do In Việt Nhật đã và đang cùng đồng hành cùng trên 5000 doanh nghiệp đưa đến tay người tiêu dùng hàng triệu sản phẩm mỗi ngày.